ATH là gì? Cần làm gì khi tài sản đạt mức ATH

All-Time High (ATH) hay Mức cao nhất mọi thời đại là một khái niệm thường xuyên được bắt gặp trong những thị trường đầu tư, tiêu biểu có thể kể đến như thị trường chứng khoán, thị trường forex hay cả trong thị trường tiền điện tử. Thế nên, hiểu rõ khái niệm về ATH là gì và nên làm gì khi ở vị thế ATH là điều vô cùng quan trọng đối với những nhà đầu tư để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất đối với tài sản của mình. Vậy hãy cùng plimsoll.org  tụi mình tìm hiểu về khái niệm ATH là gì? và nên làm gì khi ở vị thế ATH trong bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về ATH

ATH là gì?

All-Time High (ATH) hay Mức cao nhất mọi thời đại được định nghĩa là mức giá cao nhất kể từ khi bắt đầu được giao dịch của một loại tài sản nhất định (có thể là cổ phiếu, ngoại hối, tiền điện tử,…). Điều này có thể hiểu đơn giản rằng khi giá của một loại tài sản đạt được mức cao kỷ lục mà trước đây chưa bao giờ đạt được thì đó chính là mức ATH của loại tài sản đó.

Nếu nhà đầu tư có thể mua một loại tài sản ở mức trung bình và bán tài sản đó ở mức giá ATH, nhà đầu tư có thể sẽ đạt được mức lợi nhuận khổng lồ. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu những nhà đầu tư mua một loại tài sản ở mức ATH của loại tài sản đó, rất có nguy cơ nhà đầu tư sẽ chịu một khoảng lỗ sau khi có sự điều chỉnh lại giá của loại tài sản đó.

Quá trình đạt được được ATH

Để đạt được mức ATH thì tài sản đó phải trải qua những giai đoạn tích lũy đi ngang (side-way) hoặc thậm chí là tích lũy ở một xu hướng giảm (down-trend). Thời gian của quá trình tích lũy này phụ thuộc vào mức độ quan tâm và tin tưởng của nhà đầu tư dành cho tài sản và phần nào là những tin tức từ nền kinh tế vĩ mô.

Do đó, giá của tài sản sau quá trình tích lũy có thể tăng đột biến nếu quá trình tích lũy đủ tốt và có một khối lượng giao dịch lớn. Việc giữ được mức giá ATH và tiếp tục đi lên phụ thuộc rất nhiều vào không chỉ tính chất của tài sản mà còn vào tâm lý giao dịch của những nhà đầu tư.

Ý nghĩa và những rủi ro khi giá tài sản đạt mức ATH

Ý nghĩa

Với sự xuất hiện của ATH, đồng nghĩa với việc giá của tài sản sẽ di chuyển đến một phạm vi cao mới, phạm vi chưa được chạm đến trước đây. Tại thời điểm này thường sẽ không có sự dư cung và thường cũng sẽ không có nỗ lực nào được thực hiện để bán cho đám đông.

Sự mất cân bằng này sẽ mang đến lợi ích tuyệt vời cho những người nắm giữ loại tài sản này khi giá sẽ liên tục tạo đi lên, đồng nghĩa với mức lợi nhuận liên tục cho người sở hữu.

Ngoài ra, tại điểm ATH thì những quyết định đầu tư thường có xu hướng mang tính chất của lý tính nhiều hơn thay vì những quyết định dựa trên phân tích kỹ thuật và giá trị nội tại của tài sản.

Rủi ro khi giá đạt đến mức ATH

Không thể phủ nhận được những lợi ích dành cho nhà đầu tư khi giá của tài sản đạt được mức ATH. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số rủi ro nhất định dành cho những nhà đầu tư và nếu không có sự hiểu biết rõ ràng, những nhà đầu tư có thể dễ dàng đánh mất tài sản của mình trong trường hợp này.

Cụ thể hơn, mặc dù khi giá của tài sản sẽ được di chuyển đến một phạm vi mới khi đạt ATH nhưng nếu quá trình tích lũy giá của tài sản quá ngắn cũng như giá của tài sản được đẩy lên một cách đột biến trong một thời gian ngắn, rất có thể giá của tài sản này sẽ có sự điều chỉnh ngay sau đó để trở lại như bình thường. Điều này đồng nghĩa với việc nếu những nhà đầu tư không nhận ra những điều này, sẽ có một nguy cơ rất lớn trong việc đánh mất tài sản của họ trong đầu tư.

Do đó, khi giá của một loại tài sản đạt mức ATH, sẽ cần có những sự kiểm tra về quy trình tích lũy cũng như xem xét khối lượng giao dịch của loại tài sản đó trong đầu tư nhằm hạn chế tối đa những nguy cơ đánh mất tài sản.

Cần làm gì khi tài sản đạt mức ATH

Khi tài sản đạt được mức ATH, nên có những sự kiểm tra kỹ thuật và cả kiểm tra giá trị nội tại của loại tài sản đó nhằm có sự xác nhận cho sự tăng giá vững bền cũng như an toàn cho những quyết định đầu tư. Cụ thể hơn, những nhà đầu tư có thể dùng những phương pháp kỹ thuật sau nhằm đưa ra nhận xét về sự tăng giá của tài sản:

Đo lường động lực giá

Đo lường động lực giá là một phương pháp kỹ thuật phổ biến nhằm kiểm tra xem sự tăng giá của tài sản. Cụ thể hơn, phương pháp này có thể hiểu đơn giản bằng việc ví dụ thị trường như một chiếc lò xo. Lò xo muốn bật mạnh thì giai đoạn nén lò xo cũng cần phải có một động lực mạnh tương đương. Điều này đồng nghĩa với việc, để thị trường có thể đạt được mức ATH thì thị trường cũng cần phải trải qua một giai đoạn tích lũy kéo dài nhằm tích lũy một lực nén lớn cho đợt tăng giá sắp diễn ra.

Ngoài ra, đo lương động lực giá là một phương pháp tốt trên hầu hết những khung thời gian và cũng là một trong những công cụ hữu ích nhằm cung cấp những thông tin chuẩn xác trong việc đưa ra quyết định của những nhà đầu tư.

Với phương pháp này, nhà đầu tư cần quan sát trên thực tế giá của tài sản theo thời gian để có thể đưa ra những quyết định cho quyết định đầu tư.

Sử dụng công cụ Fibonacci

Fibonacci được xem là chỉ báo phân tích kỹ thuật quan trọng của nhà đầu tư trong việc xác định những ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Trong Fibonacci, các đường mà nhà đầu tư thường dành sự quan tâm là 0.236, 0.382, 0.5, 0.618, 0.786 và 1. Đây là những mốc có thể là hỗ trợ hay kháng cự tùy thuộc vào xu hướng giá của tài sản theo thứ tự từ mạnh đến yếu.

Trong hình ví dụ phía trên, có thể đơn giản nhận ra, giá của Bitcoin (BTC) rất đơn giản vượt qua những vùng kháng cự 0.236, 0.382, 0.5 và thậm chí là 0.618 (nhưng tại đường 0.618 có một sự điều chỉnh về giá nhằm kiểm tra động lực của nhà đầu tư tại mức giá này), điều này đồng nghĩa với việc nếu giá của BTC có thể vượt qua mức kháng cự 0.786 thì sẽ có một sự tăng mạnh về giá, nhưng thực tế giá của BTC có sự điều chỉnh sau khi đạt mức ATH tại 64,912.

Xác định giá qua đường trung bình động MA

Đường MA (Moving Average) hay còn gọi là đường trung bình động, thường được tính bằng trung bình giá của những cây nến trước đó trong một khoảng thời gian. Điều này có thể hiểu đơn giản như đường MA 20 sẽ được tính bằng cách lấy tổng tỷ giá của loại tài sản đó trong 20 phiên gần nhất và chia cho 20.

Đây là công cụ thường được đa số những nhà đầu tư dùng để kiểm tra xem xu hướng giá của tài sản ở thời điểm hiện tại so với giá trung bình của nó trong khoảng thời gian trước đó.

Nếu giá của tài sản ở dưới đường trung bình, rất có thể giá của tài sản đó hiện đang nằm trên một kênh giá giảm. Ngược lại, nếu giá của tài sản ở trên đường trung bình thì rất có thể xu hướng tăng giá của tài sản vẫn sẽ còn tiếp tục.

Đối với phương pháp này, nhà đầu tư cần quan sát thị trường và sử dụng những đường ở những khung thời gian chính xác nhằm xác định chính xác nhất điểm mua trong những quyết định đầu tư.

Tổng kết

Thông qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng có thể giúp được những nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về ATH là gì? cũng như giúp những nhà đầu tư biết được nên phải làm gì khi giá đạt ATH để có thể đưa ra những quyết định đầu tư tốt nhất trong quá trình đầu tư.